Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nộ), nhu cầu ăn uống thực phẩm công nghiệp ngày càng tăng lên. Các loại đồ hộp hay thực phẩm chế biến công nghiệp đa phần đều được sử dụng chất bảo quản.
Ngoài ra, bác sĩ Hưng cho biết thực phẩm chế biến sẵn chứa các calo ít giá trị dinh dưỡng nhưng chúng lại chứa quá nhiều muối và chất béo có thể kích thích phản ứng muốn ăn thêm trong não. Thức ăn ngon do sự quá tải của các chất phụ gia và làm cho cơ thể cảm thấy thèm ăn với số lượng không thể kiểm soát. Nếu người chế biến sử dụng các loại dầu hydro hóa một phần có thể làm phát triển bệnh ung thư. Thực phẩm nấu sẵn còn chứa vô số các hóa chất nhân tạo, chất bảo quản, màu sắc nhân tạo và chất tạo hương vị có thể gây dị ứng.
Các phụ gia thực phẩm này được phép sử dụng nhưng nếu quá ngưỡng an toàn có thể gây ngộ độc. Bác sĩ Hưng cho rằng các gia đình nên cân bằng giữa thực phẩm tự nấu và mua sẵn. Khi chọn thực phẩm, cần chú trọng khâu an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và dụng cụ chứa đựng không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), cho biết thực phẩm chế biến sẵn đều chứa một lượng phụ gia, chất bảo quản.
Ví dụ, thịt hun khói được thêm phenol và các hóa chất khác có tác dụng kháng khuẩn. Các loại xúc xích, dăm bông còn được cho thêm nitrite để bảo quản lâu hơn. Trong thịt, nitrite biến thành oxit nitric. Chất này phản ứng với các protein trong thịt, từ đó làm thay đổi màu sắc nên thịt thường có màu đỏ. Nếu thịt không cho nitrit hay các phụ gia khác sẽ chuyển sang màu nâu.
Do đó, nếu lạm dụng thực phẩm có chứa các chất này khiến hàm lượng tiêu thụ vượt ngưỡng an toàn, người dân sẽ phải đối diện với nguy cơ sức khỏebị ảnh hưởng cao hơn. Vì vậy, ông Thịnh khuyến cáo người dân có thể ăn thực phẩm chế biến sẵn nhưng không nên lạm dụng sự tiện lợi để quên đi thực phẩm tươi, tự chế biến tại nhà.
Trong năm học 2022-2023, các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho các em học sinh. Qua đó, phát hiện hơn 9.000 học sinh bị thấp còi, suy dinh dưỡng, hơn 80.000 học sinh mắc các bệnh về hô hấp, răng miệng, tim mạch… Khi có kết quả kiểm tra sức khỏe ban đầu, nhà trường đã thông báo tới phụ huynh để đưa học sinh đi kiểm tra chuyên sâu hơn qua đó giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cuối năm học, kết quả kiểm tra sức khỏe cho học sinh cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh lý đã giảm đáng kể.
Năm học 2023-2024, các trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh tật học đường, bệnh không lây nhiễm.
Phòng y tế nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị tại phòng y tế học đường. Các loại thuốc phổ biến như hạ sốt, giảm đau, tiêu hóa, sát khuẩn, băng bó vết thương để học sinh được chăm sóc ban đầu khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Phòng y tế trong trường học còn có có sổ quản lý, sổ theo dõi sức khỏe học sinh và phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn khám sức khỏe cho học sinh.
Nhóm tác giả phân tích dữ liệu sức khỏe tại Hệ thống Y tế Montefiore của Mỹ. Họ xem xét hơn 45.000 người mắc Covid-19 và gần 14.000 người bị cúm mà không mắc Covid-19. Thời gian theo dõi là 6 tháng.
Theo đó, 21% số người nhập viện vì Covid-19 bị huyết áp cao trong khi chỉ số này ở số người mắc cúm nhập viện là 16%. Ngoài ra, nguy cơ bị tăng huyết áp dai dẳng ở nhóm nhập viện do Covid-19 gấp đôi so với bị cúm.
Cuối cùng, nghiên cứu ghi nhận nhóm có nguy cơ tăng huyết áp cao nhất là những người nhiễm SARS-CoV-2 trên 40 tuổi, da màu hoặc có bệnh nền (phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh động mạch vành hoặc bệnh thận mạn tính). Theo Prevention, huyết áp cao dai dẳng cũng phổ biến hơn ở các bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp và thuốc chống viêm.
Covid-19 có thể tác động đến huyết áp như thế nào?
Bác sĩ tim mạch người Mỹ Jayne Morgan giải thích: “Covid-19 tác động tiêu cực đến niêm mạc tĩnh mạch và động mạch, thậm chí làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông”. Vì vậy, Tiến sĩ Morgan cho biết không có gì ngạc nhiên khi Covid-19 cũng ảnh hưởng đến huyết áp.
Tiến sĩ Tim Q. Dương, nhà nghiên cứu cấp cao, cho biết ngoài căng thẳng về tim mạch và suy hô hấp, tình trạng viêm, căng thẳng do đại dịch và giảm hoạt động thể chất đều có thể góp phần gây ra tình trạng tăng huyết áp dai dẳng ở những người không có tiền sử tăng huyết áp.
Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, huyết áp của người dân tăng nhẹ có thể đồng nghĩa với tăng số lượng các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp như đột quỵ, bệnh tim và thận. Tiến sĩ Duong nói: “Những phát hiện này sẽ nâng cao nhận thức để sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp sau khi mắc Covid-19”.
Amesh A. Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh sức khỏe Johns Hopkins (Mỹ), chia sẻ mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng có giả thuyết việc tiêm vắc xin sẽ khiến mọi người ít có nguy cơ bị tăng huyết áp hơn vì vắc xin làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tiến sĩ Morgan nói dữ liệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh góp phần rất lớn vào nguy cơ phát tăng huyết áp sau khi nhiễm Covid-19. “Cho đến nay, các chủng SARS-CoV-2 mới tiếp tục gây bệnh nhẹ do đó, dự kiến sẽ tác động đến cả tình trạng tăng huyết áp tạm thời và dai dẳng ở mức độ thấp hơn so với các biến thể trước đây có độc tính cao hơn”.